Cung cấp thép - Thép gân- Thép cuộn

Cung cấp thép - Thép gân- Thép cuộn

Cung cấp thép - Thép gân- Thép cuộn

Chi tiết bài viết

THÉP TẤM

Thép tấm là loại thép được ứng dụng khá phổ biến. Trong ngành công nghiệp đóng tàu cũng như ngành công nghiệp xây dựng hiện nay. Giống như nhiều loại thép khác. Tên gọi của thép này là từ hình dạng của thép có hình tấm.

Ứng dụng và phân loại thép tấm

Thép được dùng nhiều trong các ngành. Như đóng tàu, kết cấu nhà xưởng, cầu cảng, thùng, bồn xăng dầu, nồi hơi. Cơ khí, các ngành xây dựng dân dụng, làm tủ điện, container. Tủ đựng hồ sơ, tàu thuyền, sàn xe, xe lửa, dùng để sơn mạ…

Ngày nay thép tấm được sử dụng khá thông dụng. Thép có quy trình sản xuất khá phức tạp. Bởi vậy thép tại thị trường Việt Nam hầu như được nhập khẩu từ các quốc gia công nghiệp khác trên thế giới.

Tùy vào những lĩnh vực sử dụng mà người ta chia thép tấm thành những loại như sau:
– Thép cán nóng và thép cán nguội
– Thép mạ kẽm.
– Thép tấm nhám (thép chống trượt).
– Thép carbon chất lượng, tấm hợp kim.

Đặc điểm của một số loại thép tấm

1/ Thép tấm cán nóng

Thép cán nóng được hình thành ở quá trình cán nóng ở nhiệt độ cao. Thường ở nhiệt độ 1000 độ C.
Loại thép này thường có màu xanh đen và màu sắc của thành phẩm khá tối. Hai bên của tấm cuộn thường khá xù xì không sắc mép. Thường thì thép tấm cán nóng dễ bị gỉ sét nếu như để lâu.

 

2/ Thép tấm cán nguội

Thép cán nguội thường có mẫu mã đẹp hơn so với thép cán nóng. Tuy nhiên giá thành sản phẩm lại tương đối cao. Đồng thời quy trình bảo quản cũng phức tạp hơn so với thép cán nóng.
Ưu điểm của thép cán nguội là có bề mặt sáng bóng. Mép biên sắc cạnh, màu sắc sản phẩm thường có màu xám sáng….

 

3/ Thép tấm mạ kẽm

Thép mạ kẽm là loại thép được phủ trên mình một lớp kẽm mạ. Với độ dày phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản phẩm có tuổi thọ cao và độ bền đẹp.

Thép mạ kẽm được sử dụng trong kiến trúc xây dựng. Thiết bị ngành công nghiệp, máy giặt, tủ lạnh, tivi, điều hòa không khí. Hệ thống thông gió, máy nước nóng năng lượng mặt trời…

 

4/ /Thép tấm nhám (thép chống trượt)

Thép nhám không còn xa lạ gì với những người làm công trình. Có tên gọi là thép nhám bắt nguồn từ quy trình sản. Trên bề mặt thép có gân hoặc hoa văn, có tác dụng tạo độ nhám và chống trượt.

Thép chống trượt thường được chế tạo bằng cán nóng. Thép chống trượt thường được sử dụng ở nhiều công trình khác nhau. Thép  sử được sử dụng cho các công trình xây dựng. Làm sàn xe tải, dùng các thép tiền chế, để làm lót sàn…..

 

5/ Thép carbon chất lượng, tấm hợp kim

Là loại thép khi sản xuất người ta cho vào thêm các nguyên tố đặc biệt được gọi là nguyên tố hợp kim: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Co, Mo, Ti, Cu. Chính nhờ các nguyên tố hợp kim đó mà làm cho thép hợp kim nói chung có những ưu điểm vượt trội so với thép tấm khắc.

Tuỳ theo số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép tấm mà thay đổi độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, sức bền và khả năng chống oxy hoá của thép thành phẩm.

Thép tấm hợp kim dùng trong ngành cơ khí cao đóng tàu, thuyền,. Kết cấu nhà xưởng, bồn bể xăng dầu, cơ khí, xây dựng, chế tạo máy, khuôn mẫu, ngành cơ khí, vv…

 

Thép tấm bản mã

Thép tấm bản mã là tên gọi chung của các mặt hàng được thông qua quá trình gia công đục lỗ hoặc cắt ra từ thép tấm.

Bản mã thường có hình dạng tấm thép hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tròn, hình elip,… Trên đó có bố trí đầy đủ các liên kết.

Thép tấm bản mã là một trong những sản phẩm quan trọng và không thể thiếu trong xây dựng, chế tạo…Tùy vào nhu cầu sử dụng mà thép tấm bản mã có hình dạng, kích thước, bề dày khác nhau.

thép tấm bản mã

1/ Yêu cầu kỹ thuật với thép tấm bản mã

Bản mã sau khi hoàn thành muốn được đảm bảo yêu cầu thì cần đáp ứng được một số tiêu chí sau:

  • Chiều rộng bản mã cần được bố trì đầy đủ các liên kết (chiều dài đường hàn/ bố trí bulong).
  • Chiều dày tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Người ta xác định độ dày bằng cách căn cứ vào độ mảnh và độ bền. Bản mã quá dày có thể phá hoại giòn ở bulong, bản mã quá mỏng sẽ gây ra tình trạng chảy dẻo bản mã và phá hủy các liên kết trên bề mặt bản mã.
  • Trục thanh và cạnh bản mã thép hợp với nhau một góc không quá 15 độ để đảm bảo lực truyền từ thanh vào bản mã.

2/ Ứng dụng của thép bản mã trong cuộc sống

Thép tấm bản mã có rất nhiều ứng dụng quan trọng và không thể thay thế. Bản mã được sử dụng phổ biến nhất là bản mã nối cọc. Trong quá trình sản xuất và vận chuyển cọc, để đảm bảo các thông số kỹ thuật và thuận tiện cho việc vận chuyển người ta thường chia cọc thành từng đoạn nhỏ. Khi ép cọc xuống đất người ta sẽ sử dụng bản mã đầu cọc để nối các đoạn cọc lại với nhau.

Ngoài ra bản mã còn được sử dụng để gia cường cho dầm, cột…

thép tấm bản mã

3/ Gia công thép tấm bản mã

Gia công thép tấm bản mã là quá trình đục lỗ hoặc cắt ra từ thép tấm. Vì vậy cần độ chính xác rất cao. Phương pháp gia công phổ biến là gia công bản mã thép bằng công nghệ plasma CNC.

 

 

Ưu điểm của phương pháp này: 

Công nghệ plasma CNC có thể cắt được nhiều loại vật liệu để tạo bản mã sắt, bản mã thép, bản mã nhôm, bản mã đồng thau,… với độ dày vật liệu cắt có thể lên đến 20mm.

  • Sử dụng máy móc hoàn toàn, dễ vận hành, tốc độ cắt nhanh cho phép cắt một khối lượng vật liệu lớn trong thời gian tương đối ngắn.
  • Đường cắt tạo ra dứt khoát, có độ chính xác cao. Vì thế phương pháp này đặc biệt thích hợp khi gia công một số lượng vật liệu lớn.
  • Tiết kiệm nguyên liệu cắt nên không gây hao hụt chi phí cho nhà đầu tư.
  • Cắt không tạo xỉ nên oxi và nước không tác động được vào bên trong sản phẩm cắt gây ra hiện tượng han rỉ.
  • Giá thành rẻ hơn với phương pháp cắt bằng laser.

Thép tấm quy cách

1/ Công thức tính trọng lượng thép tấm

Cách tính trọng lượng riêng của thép tấm đơn giản, chính xác rất rễ nhớ:

Trọng lượng = T x R x D x 7.85 (g/cm³).

Trong đó:

  • Trọng lượng thép tấm (tính bằng kg)
  • T là độ dày của tấm thép (tính bằng mm).
  • R là chiều rộng hay khổ rộng của tấm thép (tính bằng mm). Khổ rộng tiêu chuẩn thường là 1250, 1500, 2000, 2030, 2500mm.
  • D là chiều dài của tấm thép (tính bằng mm). Chiều dài tiêu chuẩn thường là 6000, 1200mm, hoặc cắt theo yêu cầu khách hàng.

Sau đây là bảng tra quy cách thép tấm bạn có thể tham khảo

2/ Quy cách thép tấm thông dụng

Thứ tự Quy cách thép tấm Trọng lượng Tiêu chuẩn
T x R x D (mm) (Kg/tấm) (mm)
1 2 x 1250 x 2500 49,06 SS400 – TQ
2 3 x 1500 x 6000 211,95 SS400 – TQ
3 4 x 1500 x 6000 282,6 SS400 – Nga
4 4 x 1500 x 6000 353,3 SEA1010 – Arap
5 5 x 1500 x 6000 K 353,25 SS400 – Nga
6 6 x 1500 x 6000 423,9 SS400 – TQ
7 6 x 1500 x 6000 423,9 SS400 – Nga
8 6 x 1500 x 6000 K 423,9 SS400 – Nga
9 6 x 1500 x 6000 423,9 CT3 – KMK
10 6 x 1500 x 6000 423,9 CT3 – DMZ
11 8 x 1500 x 6000 565,2 CT3 – KMK
12 8 x 1500 x 6000 565,2 CT3 – DMZ
13 8 x 1500 x 6000 565,2 SS400 – Nga
14 8 x 1500 x 6000 K 565,2 SS400 – Nga
15 8 x 1500 x 6000 565,2 SS400 – TQ
16 10 x 1500 x 6000 706,5 SS400 – TQ
17 10 x 1500 x 6000 706,5 SS400 – Nga
18 10 x 1500 x 6000 K 706,5 SS400 – Nga
19 10 x 1500 x 6000 706,5 CT3 – KMK
20 10 x 1500 x 6000 706,5 CT3 – DMZ
21 12 x 1500 x 6000 847,8 SS400 – TQ
22 12 x 1500 x 6000 847,8 CT3 – DMZ
23 14 x 1500 x 6000 989,1 SS400 – TQ
24 14 x 2000 x 6000 1318,8 SS400 – TQ
25 14 x 2000 x 12000 989,1 SS400 – NB
26 16 x 1500 x 6000 1130,4 SS400 – Nga
27 16 x 2000 x 12000 3014,1 SS400 – NB
28 16 x 2000 x 12000 3014,1 SS400 – TQ
29 16 x 2030 x 6000 3059,6 SS400 – TQ
30 16 x 2030 x 12000 3059,6 SS400 – TQ
31 18 x 2000 x 12000 3391,2 SS400 – NB
32 20 x 2000 x 12000 3768 SS400 – TQ
33 20 x 2500 x 12000 4710 SS400 – TQ
34 22 x 2000 x 6000 2072,4 SS400 – TQ
35 25 x 2500 x 12000 5887,5 SS400 – TQ
36 30 x 2000 x 12000 5652 SS400 – TQ
37 30 x 2400 x 12000 7536 SS400 – TQ
38 40 x 1500 x 6000 2826 SS400 – TQ
39 40 x 2000 x 12000 7536 SS400 – TQ
40 50 x 2000 x 6000 4710 SS400 – TQ

 

2/ Bảng tra thép tấm quy cách cường độ cao

Thứ tự Quy cách thép tấm Trọng lượng Tiêu chuẩn
T x R x D (mm) (Kg/tấm) (mm)
1 4 x 1500 x 6000 282,6 SM490B – NB
2 4 x 1500 x 6000 282,6 Q345B – TQ
3 5 x 1500 x 6000 353,25 SM490B – NB
4 5 x 1500 x 6000 353,25 Q345B – TQ
5 6 x 1500 x 6000 423,9 SM490B – NB
6 6 x 1500 x 6000 423,9 Q345B – TQ
7 8 x 1500 x 6000 753,6 SM490B – NB
8 8 x 1500 x 6000 565,2 Q345B – TQ
9 8 x 2000 x 6000 753,6 Q345B – TQ
10 10 x 1500 x 6000 706,5 Q345B – TQ
11 12 x 1500 x 6000 847,8 Q345B – TQ
12 12 x 2000 x 6000 1130,4 Q345B – TQ
13 14 x 1500 x 6000 989,1 SM490B – NB
14 14 x 2000 x 6000 1318,8 Q345B – TQ
15 14 x 2000 x 12000 2637,6 Q345B – TQ
16 16 x 2000 x 6000 1507,2 Q345B – TQ
17 16 x 2000 x 12000 3014,4 Q345B – TQ
18 18 x 2000 x 12000 3391,2 Q345B – TQ
19 20 x 2000 x 12000 3768 Q345B – TQ
20 25 x 2000 x 9000 3532,5 Q345B – TQ
21 25 x 2000 x 12000 4710 Q345B – TQ
22 30 x 2000 x 6000 2826 Q345B – TQ
23 40 x 2000 x 6000 3768 Q345B – TQ
24 50 x 2000 x 6000 9420 Q345B – TQ

 

2/ Bảng tra quy cách thép tấm chống trượt

Thứ tự Quy cách thép tấm Trọng lượng Tiêu chuẩn
T x R x D (mm) (Kg/tấm) (mm)
1 3 x 1250 x 6000 199,13 SS400 – TQ
2 3 x 1500 x 6000 238,95 SS400 – TQ
3 4 x 1500 x 6000 309,6 SS400 – TQ
4 5 x 1500 x 6000 380,25 SS400 – TQ
Chia sẻ:
Copyright © 2020 Công ty TNHH sản xuất thương mại cơ khí Tân Phong. All rights reserved. Design by BM WEB Online: